Từ văn phòng luật sư đi ra, trời đã nhá nhem tôi. Tôi gọi điện
thoại về nhà, mẹ dường như nhấc máy ngay lập tức sau tiếng chuông reo. Hỏi qua tình hình xong, mẹ nói, cả bố và Mạt Mạt vẫn chưa về nhà.
Tôi lo cho Mạt Mạt nhưng vẫn đi đón bố trước.
Quả nhiên , bố vẫn đang ngồi trên ghế ở đồn cồng an, dưới ánh sáng nhức mắt của bóng đèn tuýp, mấy con bướm nhỏ đang lượn lờ bay lượn xung quanh.
Người bố nhễ nhại mồ hồi, đôi vai đang khe khẽ run run. Thấy tôi đến, bố không nói gì cả, chỉ lặng lẽ đi theo tôi.
Tôi đi bên cạnh bố, đôi chân bố bị tật, nhưng ông vẫn cương quyết đi rất nhanh, cả đường đi không nói một tiếng nào. Khi xe taxi đến, tôi mở cửa xe cho bố, bố không quen ngồi xe bốn chỗ, lúc bước vào đã bị va đầu vào cửa xe, tôi nói bố cẩn thận một chút, bố cũng không thèm đáp lại một tiếng.
Tôi cảm thấy rất buồn.
Vào đến sân của khu nhà ở, bố bỗng nhiên cất lời nói: “Bố đã nhìn thấy Công Trị Thần rồi”.
“Lúc nào vậy ạ?”, tôi ngạc nhiên hỏi.
“Bố cứ ngồi ở ngoài đó chờ đợi, cuộc thẩm vấn kết thúc sau ba giờ đồng hồ. Bọn họ chuyển Thần Thần về trại tạm giam. Lúc nó bị áp giải ra xe, bố đã nhìn thấy mặt nó một chút. Tay nó đang đeo còng số tám, cách chỗ bố ngồi rất xa. Bố gọi nó, nó không nghe thấy. Bố chạy đuổi theo, vẫn bị chậm hơn một chút, xe chở nó đã đi rồi.” Bố nói một cách trầm buồn. Từ khi biết nhận thức đến giờ, chưa bao giờ tôi thấy bố nói nhiều như vậy; chỉ bằng vài từ ngữ miêu tả sơ sài, tôi có thể tưởng tượng ra cảnh người bố có đôi chân tật nguyên của tôi, không than một tiêng nào, nhễ nhại mồ hồi chạy đuổi theo chiếc xe của cảnh sát trong tiết trời nóng nực.
Tôi nhất thời cũng không tìm được câu nói nào để an ủi bố.
Bố vừa bước vào cửa, mẹ lập tức chạy ra đón, ôm chầm lấy bố rồi bật khóc nức nở. Bố nhẹ nhàng vỗ vỗ lên lưng mẹ.
Tôi bỗng phát hiện ra, người bố vĩ đại trong mắt tôi từ khi còn nhỏ đã già rồi, dáng người cũng thấp bé đi rồi. Năm tháng đã vô tình đã lưu lại trên người bố những dấu vết chất chồng.
Lúc còn nhỏ, tôi luồn cảm thấy bố tôi là một người thiết diện vô tư, giống như sắt đá, không hiểu tình người. Tồi và anh trai, chỉ cần phạm lỗi là không thể tránh khỏi những vết đòn roi ở mồng. Lúc đó, tồi còn thầm cầu nguyện trong lòng, giá mà không có bố thì tốt biết bao.
Cho dù bố có già như thế nào đi nữa, trong con mắt của mẹ, bố mãi mãi là chỗ dựa vững chắc của bà.
Sau khi an ủi bố mẹ nghỉ ngơi, tôi đi ngay đến chỗ nhà Mạt Mạt trong đêm hôm đó. Mạt Mạt đã đi cả ngày rồi, một mình mang cái bụng to như thế, cồ ấy còn có thể đi đâu được nữa?
Nhà cô ấy và cửa hàng hoa đều một màu tối đen. Mạt Mạt không có ở đó.
Sáng sớm ngày hôm sau, tôi gọi điện giục luật sư Lý đến trại tạm giam thăm anh trai tôi. Khi tôi gọi điện thoại cho luật sư Lý, bố mẹ đều chăm chú nhìn tôi. Đồi mát mẹ tôi sưng đỏ như quả hạnh đào, cứ túm chặt lấy áo tôi chờ đợi tồi trả lời.
Cả đời mẹ làm một người dân lương thiện, tôn trọng pháp luật, hễ gặp những nhân viên mặc sắc phục cảnh sát, đeo huy hiệu là người mẹ đã run lên rồi. Bố mặc dù đã già nhưng vẫn nhớ đến một vài vị có chức sắc trước đây đã có quan hệ không tồi với mình. Khi bố gọi điện thoại cho mấy vị cán bộ ngày xưa đã từng cùng bố ăn cơm, nghe thấy cái tên nhỏ bé và bình thường của bố, người nào lịch sự thì nói bây giờ cũng đã nghỉ hưu rồi, người nào không lịch sự thì nói thẳng là đã gọi nhầm số.
Không mong đợi được ở chỗ quen biêt của bố, vậy là mọi hy vọng của mẹ đều dồn hết lên người tôi.
Tôi bỗng giật mình phát hiện ra rằng, mới chỉ qua một đêm mà mái tóc của cả bố và mẹ đã bạc đi một nửa.
Bố vẫn cương quyết phải đi gõ cửa từng nơi mà bố đã từng “có quan hệ”. Mẹ nói, vậy hãy mua chút quà gì để mang đi biếu. Bố suy nghĩ một hồi rồi xách theo một hộp thuốc Não Bạch Kim. Còn tôi, ban ngày đến công ty làm, nói chuyện với luật sư, đi tìm Mạt Mạt, mãi đêm khuya mới về đến nhà, lại gặp bố còn về nhà muộn hơn tồi, cầm theo trên tay là hộp Não Bạch Kim mà sáng sớm ông mang theo, vẫn còn nguyên chưa hề bóc ra, tức giận hét lên với mẹ: ” Người ta đã nói rồi, bây giờ không ai nhận quà biếu cả!”.
Mẹ nhìn bố đầy ai oán, khe khẽ lấm bẩm: “Chẳng phải đã nói là “nhận quà chỉ nhận Não Bạch Kim” thôi sao?”.
Tôi nhớ đến đoạn quảng cáo rầm rộ thương xuyên xuất hiện trên truyền hình, lời thoại của đoạn quảng cáo Não Bạch Kim đó quả là đã đánh sâu vào tâm trí của phần lòn người dân. Muốn cười, nhưng tôi cũng không cười được nữa.
Mạt Mạt lại mất tích thêm một lần nữa. Những chỗ có thể tìm được, tôi đều đã tìm rồi.
Hễ tôi nhắc tới Mạt Mạt, mẹ lại đau lòng trách mắng cô ấy là đồ vong ân bội nghĩa, nhưng khi nghĩ đến hai đứa cháu còn chưa biết mặt trong bụng cô ấy, mẹ lại thương nhớ khôn nguôi.
Luật sư Lý nói, anh trai tôi, từ khi bị bát giam đã khai báo rất thành khẩn, thái độ hợp tác rất tốt, còn giúp vạch trần bộ mặt thật của một nhân vật quan trọng mà trong thời gian bài trừ tham quan vẫn chưa đủ bằng chứng để luận tội.
“Vì thái độ khai báo thành khẩn của cậu ấy, chưa chắc đã bị khép vào hình phạt cao nhất”, luật sư Lý nói.
“Hình phạt cao nhất là như thế nào?”.
“Cưỡng hiếp trẻ vị thành niên, cố ý giết người, bỏ trốn bảy năm, từng ấy tội đủ đế kết án tử hình rồi.”
Tôi ớn lạnh cả sống lưng, thất thanh hỏi: “Vậy xét xử khoan hồng như thế nào?”.
“Nhưng thái độ của cậu ấy rất thành khẩn, tôi đoán chắc sẽ là hoãn xử tội chết hoặc kết án tù chung thân. Tôi sẽ cố gắng hết sức đế bảo vệ đương sự của mình.”
Tôi bỗng cảm thấy không còn chút sức lực nào cả, ngồi phịch xuống ghế.
Sau đó, Viện kiểm sát trình công tố đến Tòa án nhân dân cấp thành phố. Tòa án quyết định sẽ công khai xét xử vụ án của anh trai tôi vào trung tuần tháng Chín.
Từ đó đến giờ vẫn không có tin tức gì của Mạt Mạt. Ngày nào tôi cũng phải xử lý một khối lượng cồng việc khống lồ, chạy đi chạy lại giữa công ty, văn phòng luật sư, về nhà. Tồi bận tối mắt tối mũi từ sáng sớm đến tận đêm khuya. Bây giờ, cả nhà chỉ còn mình tồi là con trai duy nhất. Từ một thanh niên, việc gì cũng phải dựa vào bố mẹ và anh trai, vậy mà chỉ sau một đêm tôi trở thành một người đàn ông vững vàng trước mọi biến cố. Tôi không cho phép mình được gục ngã.
Mỗi ngày, tôi chỉ được ngủ bốn giờ đồng hồ, tôi bận đến nỗi không còn thời gian để đi loanh quanh tìm Mạt Mạt một cách mơ hồ. Chỉ những lúc đêm về, trước khi mệt mỏi chìm sâu vào giấc ngủ, tôi mới thầm phán đoán một mình, người con gái đó không biết hiện giờ sống như thế nào, đứa con trong bụng không biết có bình yên không… Còn những kỷ niệm trước đây giữa hai chúng tôi nữa, không biết có phải cô ấy đã sớm quên hết rồi không.
Hôm tòa xét xử cồng khai, cả nhà tôi đều có mặt đầy đủ. Tôi muốn bố mẹ ở nhà chờ kết quả nhưng mẹ nhất định không chịu. Mẹ nói, dù kết quả phiên tòa như thế nào, mẹ bảo đảm rằng sẽ không làm mất mặt trước người ngoài. Tôi hiểu rõ ngụ ý của mẹ, dù rằng trong con mắt của người ngoài, anh trai là một tên tội phạm đã phạm phải hai tội lớn là cưỡng hiếp và giết người.
Nhưng cho dù thế nào, pháp luật cũng phải nghiêm trị những hung thủ tàn ác như vậy, điều đó cũng họp với mong muốn của nhiều người.
Đã ba tháng rưỡi rồi, cuối cùng chúng tôi cũng được nhìn thấy anh trai.
Anh trai gầy đi nhiều, mái tóc cắt ngắn kiểu đầu đinh, bộ dạng vồ cùng tiều tụy, râu ria mọc lởm chởm, tay mang còng số tám. Tồi gần như không nhận ra anh nữa. Anh bị ấn xuống, ngồi yên bất động trong ghế bị cáo. Đâu còn chút dáng vẻ bừng bừng khí thế của anh như ba tháng trước đây nữa.
Mẹ vừa nhìn thấy anh trai đã thất thanh gọi tên anh, sau đó, chợt nghĩ đến chuyện mất mặt, mẹ lại vội vàng lấy tay bịt miệng lại, toàn thân run lên, cố gắng kìm nén những giọt nước mắt.
Anh nhìn chúng tôi một cái từ xa rồi quay mặt đi, không nhìn thêm một lần nào nữa. Chỗ dành cho bị cáo có khoảng trên dưới mười người, số ít trong đó là phụ nữ. Tất cả đều mặc áo cánh màu vàng giống nhau, đồng loạt cúi đầu. Hầu như không nhìn rõ được gương mặt của họ xấu hay đẹp nữa.
Ở hàng ghế ngồi dành cho người đến dự phiên tòa, tồi lại bất ngờ nhìn thấy Uyển Nghi! Cồ ấy ngồi ngay trên hàng ghế trước mặt tồi.
Tồi khe khẽ hỏi cô ấy: “Sao em biết hôm nay xét xử vụ án của anh trai anh?”.
Uyển Nghi quay đầu nhìn tôi một cái đầy ai oán. Quầng thâm đen hiện rõ quanh mắt Uyên Nghi khiến cô ấy không còn giữ dược nét trẻ trung xinh đẹp như thường ngày nữa. Sao cô ấy lại có thể trở nên suy sụp và gầy yếu như vậy. Cồ ấy không trả lời câu hỏi của tôi, chỉ chào mẹ tồi một tiếng.
Mẹ tôi gật đầu. Cô ấy liền quay người lên, không để ý đến chúng tôi nữa.
Bỗng nhiên, một bóng dáng quen thuộc lướt qua trước mắt tôi.
Đó chính là thai phụ đang ở những tháng cuối Mạt Mạt, người đã
Mất tích suôi một tháng nay! Khuôn mặt cô ây trắng bệch, bước vào phòng, đôi mắt cô ấy nhìn thằng, tìm vị trí gần góc cửa ra vào rồi khó nhọc ngồi xuống, vầng trán cồ ấy đã ướt đẫm mồ hồi, đôi tay bé nhỏ đang bấu chặt vào chỗ dựa lưng của hàng ghế phía trước, nắm chặt đến nỗi các khớp xương đều trở nên trắng bệch.
Tôi cố gắng giữ thái độ thật bình thản, không để bố mẹ nhìn thấy cô ấy. Tôi sợ bố mẹ vì anh trai mà trút mọi oán hận lên đầu cô ấy. Mạt Mạt đã gần đến kỳ sinh nở, tôi sợ nếu bố mẹ có hành động gì quá khích sẽ khiến cô ấy hoảng sợ.
Nhưng quả thực, hôm nay, cô ấy không nên đến đây.
Cuộc thẩm vấn bắt đầu, Viện Kiểm sát tường thuật lại quá trình phạm tội tám năm trước của bị cáo Cồng Trị Thần: “Ngày 21 tháng 8 năm 2001, kẻ tình nghi phạm tội Công Trị Thần đã tham gia nhóm bắt cóc và cưỡng hiếp thiếu nữ vị thành niên Ngải Mạt, sau đó lại phóng hỏa đốt chết mẹ của nạn nhân là Ngài Linh Linh, đồng thời tiêu hủy chứng cứ, tạo dựng hiện trường giả là một tai nạn ngoài ý muốn…”.
Nghe xong những câu cáo trạng đó, đàu óc tôi như muốn nổ tung ra, ruột gan co giật từng hồi liên tiếp. Tôi quay đầu lại nhìn Mạt Mạt, cô ấy vẫn ngồi yên không động đậy, đôi mắt nhìn chằm chằm vào anh trai tồi, khuôn mặt tái xanh đến rợn người.
Sau khi đọc xong cáo trạng, vị quan tòa xét xử hôm đó hỏi anh tôi có ý kiến gì khác so với bản cáo trạng mà Viện Kiểm sát vừa đọc không bằng một khuôn mặt lạnh lùng.
Anh trai tôi bỗng quay lại nhìn phía sau, nhìn Mạt Mạt trong giây lát, ánh mắt đầy vẻ hổ thẹn day dứt. Sau đó lại từ từ quay người lên, nhìn vào quốc huy nghiêm trang nói, “Tồi không có ý kiến gì khác”.
Tôi bỗng hiểu ra nguyên nhân vì sao anh trai tôi lại sợ ra đầu thú. Anh ấy không sợ phải ngồi tù, là so anh sợ Mạt Mạt biết hết chân tướng sự việc. Người phụ nữ mà chính tay anh sát hại năm đó, lại chính là mẹ đẻ của Mạt Mạt! Giờ đây, Mạt Mạt lại yêu và sinh con cho kẻ thù đã giết hại mẹ mình… Cô ấy sẽ phải chống đỡ cú sốc tinh thần này như thế nào đây.
Mẹ đang tự lẩm bẩm một mình: “Hóa ra, đứa bé bị Thần Thần làm hại năm đó lại chính là Mạt Mạt! Là nhà ta mác nợ nhà cô ấy… là nhà ta mắc nợ nhà cô ấy rồi…”.
Tiếp sau đó, các vị luật sư bắt đầu biện hộ cho thân chủ một cách kịch liệt. Luật sư Lý làm việc hết sức có trách nhiệm, lấy tình cảm đế thuyết phục, đưa những chuyện năm xưa, anh trai tồi đỗ á khoa của khối A, trở thành sinh viên của Đại học Bắc Kinh, chỉ vì một sai lầm của ý thức như thế nào đã hủy hoại cả tiền đồ của mình. Luật sư Lý nói một cách vồ cùng xúc động, bố tôi chăm chú lắng nghe, đôi mắt đục ngầu của ông không ngăn được những dòng nước mắt ân hận.
Vụ án này bỗng nhiên lại làm chấn động cả thành phố, liên quan đến quan chức cao cấp, là người đứng đầu của băng nhóm xã hội đen. Để được xét khoan hồng, mọi người đều khai báo rất thành khẩn, rất nhanh sau đó, bức rèm bí mật phía sau vụ án đã được hé mở.
Người thực sự đứng sau sai khiến băng nhóm xã hội đen đó lại chính là phu nhân của Viện trưởng Tòa án nhân dân tối cao của thành phố Trấn Đồng! Cũng chính là mẹ đẻ của Uyển Nghi.
Băng nhóm xã hội đen đó có thế lực rầm rộ trong thành phố, chuyên tổ chức bán dâm, buồn bán phụ nữ, tổ chức đánh bạc, nhưng lại luôn được giới quan chức bênh vực. Mà người đứng sau nâng đỡ, che chở cho bọn chúng lại chính là phu nhân của Viện trưởng Tòa án nhân dân tối cao. Chính vì vậy, bọn chúng luôn hành động một cách rất liều lĩnh. Trần Đồng lúc còn trẻ đã bao nuôi một người tình, tên là Ngải Linh Linh, có một đứa con riêng tên là Ngải Mạt. Khi được thăng đến chức viện trưởng, ông ta sợ cuộc sống phong lưu trước đây ảnh hưởng đến tiền đồ nên đã để mặc vợ chỉ đạo thuộc hạ giết người tình cũ là Ngải Linh Linh để diệt khẩu. Đứa con riêng Ngải Mạt bây giờ đã không rõ tăm tích. Còn anh trai tôi chẳng qua cũng chỉ là con rối trong tay để bọn chúng mượn dao giết người và mơ hồ trở thành kẻ giết người mà thôi.
Hóa ra, người đầu tiên mà anh trai tôi phải giết hại khi gia nhập băng nhóm, lại chính là mẹ đẻ của Mạt Mạt!
Hóa ra, Uyên Nghi và Mạt Mạt lại chính là chị em cùng cha khác mẹ!
Cuối cùng, phiên tòa sơ thẩm đã ra phán quyết, phạt Cồng Trị Thần tù chung thân, tước bỏ quyền cồng dân đến cuối đời; phạt Trần Đồng được hoãn tội chết, sáu tháng sau đó mới thi hành án, tước bỏ quyền chính trị đến cuối đời; còn vợ của Trần Đồng phải lập tức nhận án tử hình.
Trần Đồng và vợ đều xin được kháng cáo lên trên Tòa án nhân dân tối cao, chỉ có anh trai tôi trầm ngâm không nói, không có ý kiến gì khác với phán quyết của tòa.
Trước khi bị giải đi, anh trai quay lại nhìn chúng tôi một lần nữa. Người mẹ yếu đuối của tôi lúc đó chỉ rơi nước mắt và vẫy vẫy theo anh trai vài cái. Quả nhiên là mẹ đã cố gắng bình tĩnh, không làm điều gì mất mặt cả. Ngay lúc đó, tôi muốn thốt lên một câu đầy kính trọng: Mẫu thân đại nhân.
Phiên tòa kết thúc, Uyển Nghi trong chốc lát mất đi hai người thân yêu nhất. Từ một thiên kim tiểu thư, chớp mắt một cái trở thành con gái của những tên sát nhân tội ác chất chồng. Cô ấy gục cả người lên thành ghế khóc nức nở. Trong con mát những người ngoài, hai người trung niên có ánh mắt thản nhiên trên ghế bị cáo kia là những tên tội đồ vồ cùng hung ác, nhưng trong mắt của Uyên Nghi, họ lại là những ông bố bà mẹ hết sức nhân từ, đáng kính. Lúc này đây, người bố, người mẹ đã dồn hết toàn bộ tình yêu thương cho cô ấy, liệu có phải chỉ trong chóp mắt đã trở nên già nua hay không…
Một lát sau, Đại T đến đón cô ấy về.
Tôi quay người lại tìm Mạt Mạt, cũng không tìm thấy bóng dáng của cô ấy đâu nữa.